Vào tháng 10/2022 Microsoft đã cho ra mắt thiết bị Surface Studio 2 Plus. Với sự quay trở lại lần này, so với phiên bản cũ thì Microsoft đã nâng cấp hệ thống CPU bên trong, đem tới 1 version PC All-in-One mạnh hơn đến 50%. Surface Studio 2 Plus hiện được nhiều người đem ra so sánh với Dell XPS 27 All-in-One – một thiết bị của nhà Dell, được hãng ra mắt từ cách đây 6 năm trước.
Dưới đây sẽ bài so sánh 2 sản phẩm All-in-One đại diện cho 2 thương hiệu công nghệ đình đám là Dell và Microsoft là Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27. Ở bài viết sau đây Đăng Vũ sẽ giúp mọi người cùng đưa lên bàn cân các yếu tố so sánh như thiết kế, âm thanh, hiệu năng… của 2 dòng sản phẩm này để các bạn dễ dàng chọn được thiết bị phù hợp nhất cho bản thân nhé.
So sánh Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One
Bảng thông số tham khảo của Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One
Tiêu chí | Surface Surface Studio 2 Plus | Dell XPS 27 All-in-One |
HĐH |
|
|
Màn hình |
|
|
Thời lượng pin |
|
|
Bộ xử lý |
|
|
Đồ họa |
|
|
Khả năng lưu trữ |
|
|
RAM |
|
|
Cổng kết nối |
|
|
Kết nối |
|
|
Camera |
|
|
Bảo mật |
|
|
Kích thước |
|
|
Trọng lượng |
|
|
Thiết kế
Surface Studio 2 Plus không có nhiều sự thay đổi về mặt thiết kế so với version cũ của nó là Studio 2. Đây chắc hẳn là 1 trong các nguyên do mà hãng Microsoft đã quyết định gọi thiết bị là Studio 2 Plus thay vì gọi là Studio 3.
Thiết kế bên ngoài chắc chắn sẽ là 1 trong các ưu điểm lớn của Surface Surface Studio 2 Plus. Sản phẩm được Microsoft thiết kế kiểu dáng phía trước khá đơn giản với 1 chiếc màn hình lớn sở hữu các phần viền dày đều. Điều này đem tới cho người dùng không gian rộng rãi giúp cho giải trí hay làm việc được thoải mái hơn.
Bên cạnh đấy phần màn hình của Studio 2 Plus còn được hãng trạng bị 1 lớp cường lực Gorilla Glass Gen 3 vô cùng chắc chắn, để máy tránh được các tác động va chạm mạnh không mong muốn khi sử dụng.
Ở mặt sau, thiết bị Studio 2 Plus được thiết kế dạng nhám, và phần logo Microsoft được hãng phủ bóng và đặt ở ngay trung tâm của máy. Cùng với đấy thì tại vị trí này cũng được hãng đặt 1 chiếc bản lề không trọng lực có thể dễ dàng di chuyển linh hoạt.
Điều này giúp mọi người có thể dùng như 1 chiếc máy tính truyền thống hay cũng có thể kéo nghiêng, thay đổi thành 1 chiếc tablet size lớn thậm chí gập sát xuống phần mặt bàn như 1 bản vẽ chuyên dụng để có thể thuận lợi sử dụng bút và tay để làm việc, vẽ…
Một điều khá đáng tiếc cho Studio 2 Plus đó là phần bezel không được siêu mỏng như 1 vài nguồn tin được rò rỉ từ trước, nhưng về tổng thể thiết kế nói chung của thiết bị vẫn đáp ứng đúng như kỳ vọng của đối tượng người đang tìm 1 sản phẩm máy tính All-in-One có thể làm mọi thứ.
Với Dell XPS 27, thì đây là 1 thiết bị All-in-one có thiết kế khá giống với iMac. Sản phẩm được Dell thiết kế phần trước khá đơn giản với 1 màn hình lớn cùng các phần viền dày. Điều này giúp người dùng giải trí cũng như làm việc được thoải mái hơn.
Thường với dòng PC đa năng thì sẽ sở hữu phần chân đế không linh hoạt, nhưng với XPS 27 thì cũng có ưu điểm giống như ở thiết bị Studio 2 Plus của hãng Microsoft đó là phần đế hoàn toàn linh hoạt. Nhờ có cơ chế bản lề giúp linh hoạt cho việc điều chỉnh, người dùng có thể di chuyển phần màn hình ở bất kỳ vị trí nào giữa mặt trên và mặt phẳng hay bàn làm việc.
Việc di chuyển màn hình 1 cách thoải mái, dễ dàng và khả năng cơ động giúp cho màn hình cảm ứng cũng sẽ trở nên dễ dùng hơn nhiều. Khi sử dụng cả Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One mọi người không cần phải khó khăn khi phải nghiêng người qua bàn mới có thể chạm vào màn hình.
Cả 2 thiết bị All-in-One được thiết kế để thu hút sự chú ý và người dùng sẽ vô cùng thích mắt, ưng ý khi đặt nó trên bàn làm việc của mình.
Về yếu tố kích thước thì với Surface Surface Studio 2 Plus sở hữu kích thước phần thân và đế không có nhiều sự thay đổi so với bản tiền nhiệm của nó, vẫn có chiều dài, rộng, cao của phần thân lần lượt là 63.73 x 1.25 x 43.89 cm, và phần đế là 25.0 x 22.0 x 3.145 cm với trọng lượng 9,56 kg. Còn ở XPS 27, thiết bị sở hữu kích thước máy lần lượt là 62.5 x 4.35 x 8 cm, trọng lượng 13kg (không cảm ứng) và 17.3 kg (có cảm ứng).
Nhìn vào thông số bên trên thì thiết bị Studio 2 Plus của Microsoft so với XPS 27 của hãng Dell sẽ là sản phẩm sở hữu trọng lượng cũng như kích thước nhẹ hơn, phù hợp cho đối tượng yêu thích tính tiện dụng và dễ dàng di chuyển..
Màn hình
Surface Studio 2 plus vẫn sở hữu màn hình cảm ứng với kích thước 28” giống như bản tiền nhiệm trước của nó, độ phân giải của máy là 4K+ (4500 x 3000 pixel), tỷ lệ khung hình là 3:2, độ tương phản 1200:1 và thiết lập màu tích hợp được Microsoft trang bị các chế độ sRGB, DCI-P3 và Vivid color.
Một màn hình đẹp, sáng, góc nhìn tuyệt vời, màu sắc nổi bật và mờ ảo, đem tới cho người sử dụng cảm nhận được sự sống động mà vẫn duy trì được tính chân thực.
Với XPS 27 sở hữu màn hình kích thước 27”, độ phân giải 4K (3840 x 2160), Dell trang bị cho máy độ bao phủ gam màu lên tới 100% Adobe RGB. Điều này hứa hẹn sẽ mang tới cho mọi người 1 màn hình với độ sống động cũng như độ chân thực cao.
Bên cạnh đấy thì Dell đưa ra cho người dùng 2 lựa chọn màn hình đó là phiên bản có cảm ứng với phần chân đứng có khớp giúp người dùng có thể dễ dàng đưa màn hình lên cao hay hạ xuống thấp, và phiên bản còn lại tuy không sở hữu màn hình cảm ứng nhưng thay vào đấy lại có độ sáng màn hình cao hơn.
Trong 1 bài test đo độ sáng, màn hình của Surface Studio 2 Plus sở hữu độ sáng lên tới 500 nits, Trong khi đấy Dell XPS 27 có độ sáng màn hình 350 nits cho phiên bản không có cảm ứng, và 300 nits cho bản có màn hình cảm ứng.
Với chỉ số đo độ sáng như vậy thì Studio 2 Plus sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho đối tượng người dùng làm việc tại môi trường yêu cầu ánh sáng và độ sắc nét cao. Nhưng với người dùng thiết bị ở môi trường không yêu cầu độ sáng quá cao thì Dell XPS 27 cũng đã đủ để mọi người sử dụng.
Hiệu năng
Về yếu tố hiệu năng, Studio 2 Plus là 1 thiết bị PC All-in-One dành cho đối tượng người sử dụng chuyên nghiệp. Vậy nên hãng Microsoft đã trang bị cho Surface Studio 2 Plus 1 cấu hình vô cùng mạnh mẽ từ bộ vi xử lý Core i7-11370H của nhà Intel.
Với CPU này sẽ giúp đáp ứng tốt các tác vụ từ thông dụng như các tác vụ văn phòng cho tới các tác vụ nặng hơn và mang đến trải nghiệm giải trí đỉnh cao.
Theo hãng Microsoft, Surface Studio 2 Plus sở hữu tốc độ bộ vi xử lý nhanh hơn đến 50% so với phiên bản Studio 2 và hơn gấp 5 lần so với thế hệ Studio đầu tiên. Tính năng xử lý những tác vụ liên quan tới đồ họa GPU của PC All-in-One cũng nhanh gấp đôi so với Studio 2.
Ngoài ra Surface Studio 2 Plus còn được Microsoft sử dụng hệ điều hành Windows 11 Pro, nổi trội với khả năng chia màn hình 28” thành 4 tab, điều này phù hợp cho việc đa nhiệm trên đa dạng ứng dụng.
Với Dell XPS 27 thì được hãng trang bị bộ xử lý CPU thế hệ thứ 6 của Intel, với 2 con chip để mọi người có thể tùy chọn 2 cấu hình là Core i5 6400 có xung nhịp tối đa khi dùng Intel Turbo Boost là 3.3GHz và CPU Core i7 6700 xung nhịp tối đa khi dùng Intel Turbo Boost là 4GHz.
Về card đồ họa thì thiết bị Surface Studio 2 Plus của Microsoft được hãng sử dụng card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3060 hỗ trợ người dùng có thể sử dụng thiết bị để thiết kế đồ họa cùng Adobe, Blender hay chơi các dòng tựa game nặng với đồ họa cao vô cùng mượt mà, nhạy bén và ổn định.
Còn XPS 27 của Dell được hãng trang bị card màn hình AMD R9 M470X. Đây là 1 nâng cấp nhỏ so với chip GPU được trang bị sẵn của Intel, và tương lai gần Dell hứa hẹn sẽ đem tới version hỗ trợ VGA mạnh mẽ hơn R9 M485X.
Cả 2 card GPU này đều chưa đủ sức để tiến hành làm các nội dung VR (thực tế ảo). Thực chất XPS 27 rõ ràng không phải thiết bị phù hợp cho các gamer chiến game.
Nguyên nhân cho việc lựa chọn đồ họa của AMD thay cho phần cứng đồ họa của dòng Pascal thuộc Nvidia có thể bởi bộ nguồn công suất thấp (360W) của XPS 27, và CPU của AMD sẽ tiêu tốn ít điện năng hơn, nhưng cũng chính bởi thế mà người dùng cũng phải đánh đổi 1 phần hiệu năng.
Về RAM thiết bị Studio 2 Plus được Microsoft trang bị dung lượng lên tới 32GB giúp người sử dụng có thể dùng nhiều tác vụ như vừa edit ảnh, video lại vừa có thể lướt web để tham khảo thêm nhiều idea mới; kết hợp cùng bộ nhớ lưu trữ SSD với dung lượng tới 1 TB giúp máy có thể khởi động cũng như cho ra dữ liệu vô cùng nhanh chóng.
Bên cạnh đấy còn giúp người dùng có không gian lưu trữ thoải mái để lưu trữ các tài liệu hay dòng game nặng lên tới hàng chục, hàng trăm GB.
Còn với XPS 27 mọi người cũng có mức dung lượng RAM tối đa là 32GB và dung lượng bộ nhớ lưu trữ từ 1TB tới 2TB kèm cùng 32GB ổ SSD M.2. Dòng SSD này sở hữu khả năng đọc/viết nhanh hơn rất nhiều so với dòng ổ SATA, và nếu người dùng phải làm các công việc liên quan tới đồ họa thì hãng Dell cũng có thể trang bị bộ nhớ lưu trữ từ 512GB tới 1TB SSD M.2.
Về yếu tố hiệu năng của 2 thiết bị Surface Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One, Đăng Vũ đánh giá Surface Studio 2 Plus nhỉnh hơn XPS 27, bởi dòng thiết bị này của Microsoft sở hữu cấu hình mạnh mẽ hơn rất nhiều so với XPS 27 và nếu bạn là đối tượng người hay thích chơi game thì Surface Studio 2 Plus chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt hơn nhé.
Còn nếu bạn ưu tiên thiết bị có khả năng lưu trữ cao hơn thì chọn Dell cũng là phương án khá tốt khi máy có tùy chọn bộ nhớ lưu trữ lớn hơn tới 2TB, phù hợp cho người dùng cần lưu trữ nhiều tài liệu hơn.
Bàn phím
Bàn phím Surface Surface Studio 2 Plus đem tới sự thoải mái khi gõ cho người dùng, với hành trình sâu cũng như khoảng cách phím hợp lý. Bàn phím được dùng có dây hoặc không dây và tương thích với Windows 11, MacOS, iOS và những phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android.
Hơn nữa Microsoft áp dụng kỹ thuật mới cho Studio 2 Plus với ‘Bàn phím hiện đại cùng ID ngón tay’- ứng dụng này nhằm hỗ trợ cho tính năng Windows Hello qua nhận dạng vân tay của Surface. Đây cũng chính là đặc biệt trên bàn phím Surface Studio 2 Plus khi được trang bị cảm biến vân tay và được tích hợp vào nút Windows thứ 2 (ở bên phải) của bàn phím.
Với bàn phím của XPS 27 thì đây là 1 sản phẩm cao cấp của Dell nên hãng đã trang bị cho sản phẩm phần bàn phím và chuột không dây Premiere. Cả bàn phím và chuột đều dùng Bluetooth để kết nối với Dell XPS 27 và có thể được kết nối với nhiều nhất 3 thiết bị khác nhau, và dễ dàng chuyển đổi bằng công tắc chọn.
XPS 27 sở hữu kích thước đầy đủ của 1 bàn phím số. Các phím phản hồi vô cùng chính xác và nhanh, cung cấp hành trình phím sâu và nhiều phản hồi. Thiết kế đối xứng các nút phím giúp người dùng dù thuận tay trái hay tay phải đều có thể dùng chuột 1 cách thoải mái.
Về yếu tố bàn phím thì Đăng Vũ đánh giá bàn phím Studio 2 Plus của Microsoft Surface sẽ nhỉnh hơn 1 chút. Bàn phím của Surface Studio 2 Plus được trang bị cảm biến vân tay giúp tiện lợi khi đăng nhập hơn cho người dùng.
Cổng kết nối
Với Surface Studio 2 Plus, điểm đổi mới so với bản tiền nhiệm là Microsoft đã thêm cổng Thunderbolt 4 vào thiết bị. Hệ thống cổng bao gồm 3x cổng USB-Type C/Thunderbolt 4; 2x cổng USB- Type A; 1x cổng jack headphone 3.5mm và 1x cổng Gigabit Ethernet, tất cả đều được trang bị ở mặt sau của chân đế Surface Studio 2 Plus.
Việc gia tăng thêm cổng kết nối sẽ rất hữu ích cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao cho người dùng
Còn XPS 27 được Dell trang bị 2x cổng USB – Type C/Thunderbolt 3; 5x cổng USB 3.0; 1x cổng máy chiếu HDMI; 1x jack cắm tai nghe; 1 khe cắm thẻ nhớ SD và 1x cổng kết nối Gigabit Ethernet. Thật chẳng có gì cần phải phàn nàn về lượng cổng kết nối mà XPS 27 sở hữu.
Nhưng điểm đáng tiếc của thiết bị này đó là không có đầu vào video, điều này đồng nghĩa là người sử dụng không thể dùng màn hình của XPS 27 cho những thiết bị bên ngoài chẳng hạn như bảng điều khiển trò chơi.
Một nhược điểm chung của các cổng của dòng PC All-in-One trong đó không ngoại trừ Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 đó là các cổng kết nối thường được đặt ở mặt sau màn hình. Thật sự mà nói, việc phải quay màn hình máy tính lại để thực hiện cắm ổ USB là điều khá khó chịu.
Về yếu tố cổng kết nối, Đăng Vũ đánh giá cả Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 đều ngang nhau, nhưng nếu bạn là đối tượng người sử dụng thích có nhiều cổng kết nối hơn thì XPS 27 sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn nhé.
Âm thanh
Studio 2 Plus mang lại chất lượng âm thanh khá tốt khi sở hữu tới 8 loa được tích hợp ngay tại màn hình và 2 loa được đặt ở đế sử dụng âm thanh Dolby Audio Premium (hiệu ứng âm thanh vòm, lọc các tạp âm bên ngoài, cải thiện từng chi tiết âm thanh, và bộ điều chỉnh âm thanh của Surface Studio 2 Plus còn có 3 chế độ riêng biệt) giúp đem tới cho người dùng trải nghiệm âm thanh được rõ ràng, tách bạch và độ trầm bổng ổn định.
XPS 27 là chiếc PC All in one được Dell trang bị tới 10 loa (6 loa ngoài – 4 loa cho dải âm mid và bass) , trong đấy có 4 loa driver full-range, 2 loa tweet đem tới âm thanh bổng, 2 loa trầm cùng 2 loa hướng xuống giúp cho việc tỏa âm thanh đi khắp nơi.
Hệ thống âm thanh được tích hợp trên XPS 27 được hãng Dell hợp tác cùng nhà sản xuất âm nhạc Jack Joseph Puig, XPS được đánh giá là dòng “PC AIO có dàn âm thanh tuyệt vời nhât.” Hệ thống loa này hứa hẹn sẽ đưa tới hiệu ứng âm thanh hay hơn so với các thiết bị all in one khác trên thị trường.
Âm thanh quả thật là điểm mạnh của XPS 27, bởi thường thì các thiết bị thuộc dòng PC All-in-One hay bị xem nhẹ, phớt lờ phần âm thanh, bởi các nhà sản xuất cho rằng người sử dụng sẽ sắm riêng loa ngoài hoặc dùng headphone, vậy nên Dell đã chớp ngay thời cơ để đem đến 1 thiế bị AIO đúng nghĩa.
Về phần này thì Đăng Vũ sẽ đánh giá cao hơn cho dàn loa được hãng Dell trang bị trên XPS 27 so với Surface Surface Studio 2 Plus. Thiết bị đem đến âm thanh rõ ràng, âm vang tràn ngập khắp 1 căn phòng lớn nhờ vào 10 loa chuyên nghiệp.
Bảo mật và Webcam
Thiết bị Surface Studio 2 Plus của Microsoft được hãng trang bị 1 webcam ngay phía trên của màn hình. Camera của máy sở hữu độ phân giải 5MB full HD giúp chụp ảnh, quay video mang chất lượng khá tốt.
Bên cạnh đấy Surface Studio 2 Plus còn có khả năng quay video 1080p và đăng nhập bằng khuôn mặt qua tính năng Windows Hello giống với tính năng Face ID của Apple để giúp đăng nhập vào thiết bị nhanh chóng, an toàn hơn mà không cần phải nhập password.
Với XPS 27 được Dell trang bị 1 webcam nằm ở vị trí khá khó chịu đó là phía dưới cùng của màn hình hướng lên trên; việc đặt vị trí camera ở bên trên màn hình như Surface Studio 2 Plus sẽ hợp lý hơn nhiều.
Camera của máy sở hữu độ phân giải HD 720p. Thiết bị XPS 27 cũng được trang bị tính năng Windows Hello giống với Surface Studio 2 Plus giúp đăng nhập vào thiết bị nhanh chóng, an toàn hơn mà không cần phải nhập password.
Về yếu tố Camera và bảo mật của cả 2 thiết bị Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One, qua các thông số bên trên thì Đăng Vũ đánh giá hệ thống Camera của Surface Studio 2 Plus sẽ nhỉnh hơn so với XPS 27 của hãng Dell về cả vị trí đặt camera cũng như độ phân giải cao hơn.
Thời lượng pin
Trong 1 bài test về thời lượng pin mô phỏng lại việc sử dụng phổ biến, gồm có call video, lướt web khi có kết nối mạng wifi thì thiết bị Surface Studio 2 Plus kéo dài 9 tiếng. Điều này đồng nghĩa là máy có thể kéo dài thời gian sử dụng cả ngày ở nơi làm việc mà không cần phải lo sạc. Với XPS 27, cũng với bài test như vậy thì thời gian sử dụng của máy kéo dài liên tục khoảng hơn 9 giờ.
Xét về thời lượng pin thì cả 2 thiết bị này đều có thời gian dùng khá tương đồng nhau nên mọi người có thể lựa chọn máy nào cũng được.
Giá bán Surface Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One
Với Studio 2 Plus thì hãng Microsoft hiện chỉ tung ra thị trường bán 1 cấu hình duy nhất là Intel Core H35 i7/32GB RAM/1TB SSD với giá $6500 (~ gần 155 triệu VNĐ), tăng khoảng 22% so với bản tiền nhiệm ($5500). Giá này đã gồm đầy đủ trọn bộ phụ kiện cho máy. Với XPS 27 của Dell hiện nay có mức giá từ $1499 (~ 33 triệu VNĐ). Và phiên bản sở hữu hiệu năng cao nhất sẽ được bán với giá $2000 (~ 44 triệu VNĐ).
Nên lựa chọn Surface Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One
Nếu bạn là người không có nguồn tài chính quá dư giả nhưng vẫn muốn có 1 thiết bị All-in-One có hiệu năng tạm ổn, thời lượng pin tốt…. thì bạn nên lựa chọn Dell XPS 27. Dell đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với XPS 27 All-in-One.
Còn nếu bạn là người có điều kiện tài chính tốt thì Đăng Vũ khuyên bạn nên lựa chọn Surface Studio 2 Plus. Tuy giá thành của Surface Studio 2 Plus là khá cao so với 1 chiếc PC ‘All-in-One’ nhưng với 1 thiết bị cao cấp với thiết kế thanh thoát, hiệu năng mạnh mẽ cùng với nhiều tính năng vượt trội giúp người sử dụng đạt được hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt là các tác vụ liên quan tới thiết kế đồ họa thì mức giá này cũng có thể chấp nhận được.
Studio 2 Plus được thiết kế đặc biệt tốt, khi gồm các thiết bị ngoại vi chất lượng cao. Chắc chắn, nếu bạn đang tìm kiếm 1 thiết bị PC All-in-One đa năng Windows 11 pro chất lượng hàng đầu, thì không có máy nào hiện nay sánh được với Surface Studio 2 Plus về chất lượng toàn diện.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về Surface Studio 2 Plus thì mọi người có thể đọc tham khảo thêm 1 vài bài viết có liên quan dưới đây:
Lời kết
Bài viết trên là thông tin So sánh Surface Surface Studio 2 Plus vs Dell XPS 27 All-in-One mà Đăng Vũ muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng thông tin được cung cấp trên bài viết có thể giúp giải đáp được các vấn đề mà các bạn đang quan tâm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cũng như bạn đang muốn tư vấn về 1 dòng máy tính phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của bản thân thì đừng do dự mà hãy liên hệ ngay cho Đăng Vũ qua website https://dangvusurface.com/ để được tư vấn tốt nhất nhé.